Logo Bách hóa Thái Lan
  • 0 Giỏ hàng

Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục

Ảnh bài viết Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục

Khi thời tiết có sự chuyển biến sang mùa mưa và lạnh chính là lúc vi khuẩn vi rút gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Điều này là do thay đổi thời tiết độ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển nhanh chóng và tấn công vào hệ miễn dịch con người. Đặc biệt các bệnh nóng như cúm, sốt xuất huyết nhiều bệnh khác. Bài viết này sẽ mang đến cho các bạn thông tin vô cùng hữu ích về các bệnh phổ biến vào mùa mưa lạnhcách tự chăm sóc bản thân trong mùa mưa. Bằng cách biết cách phòng tránh các vi khuẩn vi rút gây bệnh, các bạn có thể bảo vệ cho cơ thể khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống. 


Mùa mưa và thời tiết lạnh thường rơi vào tháng mấy trong năm? 


Theo những dự báo của Cục khí tượng, mùa mưa năm 2023 sẽ bắt đầu từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10. Trong thời gian này, mọi người đừng quên mang theo ô hay áo mưa khi ra khỏi nhà cũng như bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó, mùa lạnh miền Bắc thường rơi vào từ tháng 12 tới hết tháng 2. Mọi người nên chú ý mặc ấm, bảo vệ các vùng bàn chân, cổ, tai thật cẩn thận để tránh những bệnh sẽ được liệt kê ngay dưới đây. 


Triệu chứng của những bệnh mùa mưa và mùa lạnh 


1. Cảm lạnh thông thường 


Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục


Đây chính là căn bệnh cơ bản nhất vào mùa mưa hay lạnh, bệnh “cúm thông thườngxảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhất là khi thời tiết có những diễn biến thất thường hoặc có thể do vi rút, vi khuẩn gây ra trong môi trường ô nhiễm không khí. Triệu chứng của bệnh này rất dễ nhận biết đó là sốt nhẹ, sốt từng đợt, bồn chồn, khó chịu, nhức đầu dữ dội, dai dẳng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở. Và đôi khi có thể ho hoặc hắt hơi một chút.


2. Bệnh cúm


Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục


Bệnh cúm có thể được xem là bệnh phổ biến nhất trong mùa mưa, mùa lạnh. Bệnh gây ra do nhiễm vi rút cúm nhưng khác với cảm lạnh thông thường ở chỗ các triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng của chúng ta. Như đã đề cập trên, cúm có các triệu chứng tương tự như các triệu chứng của cảm lạnh. Sự khác biệt đó là các triệu chứng cúm xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng hơn bệnh cúm thông thường. Các triệu chứng phát triển nặng dần và bao gồm sốt, ớn lạnh (nhưng đổ mồ hôi), nhức đầu, đau mắt và cơ, cùng với đó có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, đau họng và ho khan. Điều này khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi và mất nước khiến người bệnh không còn sức lực cho các công việc hàng ngày nữa.


3. Bệnh sốt xuất huyết


Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục


Khi mùa mưa bắt đầu, là khi môi trường rất thuận lợi để muỗi sinh sản và phát triển. Khắp nơi trong nhà hay ngoài đường đều sẽ có rất nhiều muỗi. Chúng là vật mang mầm bệnh sốt xuất huyếttrở thành công cụ để căn bệnh sốt xuất huyết lây lan thành các ổ dịch. Muỗi vằn cắn bệnh nhân sốt xuất huyết. Sau đó nó cắn bất cứ ai ở gần và truyền bệnh cho người bị cắn. Do số lượng muỗi vào mùa mưa rất lớn, cũng như cơ chế lây bệnh nhanh chóng mà sốt xuất huyết dễ lan rộng thành dịch và mang đến nhiều thiệt hại cho sức khỏe con người. Triệu chứng của sốt xuất huyết khiến người mắc bệnh dễ lầm tưởng là các bệnh cảm thông thường do các biểu hiện ban đầu chưa khác biệt như sốt. Tuy nhiên, thời gian sốt cao kéo dài trên 3 ngày sau khi nhiễm bệnh, buồn nôn, nôn, chán ăn, nhức đầu, đau nhức mắt và toàn thân, mắt đỏ, mặt đỏ, đôi khi bầm tím và xuất huyết nhỏ màu đỏ nhiều vùng trên da.


4. Bệnh tiêu chảy 


Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục


Trong thời gian các đợt mưa diễn ra thường xuyên, độ ẩm của môi trường cao hơn bình thường. Điều này giúp tạo điều kiện cần thiết để phát triển và lây lan vi khuẩn và vi rút. Do đó có thể dẫn đến mầm bệnh từ thực phẩm cũng dễ sinh sôi và ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng khi chúng ta ăn phải. Nó chắc chắn là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp. Triệu chứng dễ thấy là tiêu chảy, nôn mửa, suy nhược lặp đi lặp lại và trong một số trường hợp sốt trên 38°C. 


5. Bệnh viêm kết mạc 


Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục


Mùa mưa khiến khắp mọi nơi đều ẩm ướt và một cách dễ dàng biến thành nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn và vi rút. Nếu những giọt bẩn chúa các sinh vật có hại này này này lọt vào mắt có thể gây viêm kết mạc. Triệu chứng của bệnh này là xuất hiện chấm đỏ nhỏ hoặc đỏ thành vùng ở bên trong mí mắt tại vị trí lòng trắng, kết mạc sưng nề, và chảy nước mắt nhiều bất thường. 


6. Bệnh Leptospirosis 


Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục


Bệnh xoắn khuẩn hay  bệnh Leptospirosis là một bệnh lây truyền từ động vật sang cơ thể con người. Nó lây nhiễm thông qua vết thương và sử dụng nước như một phương tiện để lay lan dễ dàng. Vì vậy, mọi người nên tránh đi bộ trong các vũng nước đọng trong mùa mưa. Đặc biệt là những người có vết thương hở ở chân và bàn chân sẽ khiến chúng dễ xâm nhập hơn. Triệu chứng của bệnh này là sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ dữ dội, mắt đỏ, buồn nôn, và có cảm giác ớn lạnh. 


7. Bệnh tay chân miệng 


Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục


Bệnh tay chân miệng do Enterovirus gây ra và xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh này cũng thường xảy ra vào mùa mưa. Triệu chứng do vi rút này gây ra là sốt, ho, sổ mũi, đau họng, lở miệng, nổi ban đỏ tay chân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi,... 


Cách tự chăm sóc bản thân trong mùa mưa để cơ thể luôn khỏe mạnh 


Nhận biết nhanh 7 bệnh thường gặp trong mùa mưa, lạnh và cách khắc phục


Một cách chăm sóc đơn giản trong mùa mưa bạn hãy điều chỉnh một chút cách sinh hoạt hàng ngày lành mạnh hơn như sau.

- Tập thể dục thường xuyên với các bài tập đơn giản. Ngoài việc giúp cho cơ thể trở nên đẹp hơn thì nó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

- Nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe. Cơ thể chúng ta cần ngủ ít nhất 6-8 tiếng mỗi ngày để có thời gian nghỉ ngơi và sửa chữa các bộ phận bị hao mòn. Nhờ vậy mà mới có thể chống lại sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh.

- Nhớ mang ô và áo mưa trước khi ra khỏi nhà. Bạn không thể dự đoán khi nào trời sẽ mưa. Chính vì vậy mà bạn nên mang theo một chiếc ô bên mình. Nó giúp cơ thể bạn không bị ướt khi trời mưa và giảm nguy cơ bị cảm lạnh do mưa phùn.

- Ăn thực phẩm sạch, mới chế biến, không có ruồi. Hãy nhớ rửa tay kỹ trước mỗi bữa ăn, ăn các thực phẩm mới chế biến và bảo vệ thực phẩm khỏi các loại ruồi nhặng bằng cách bảo quản trong hộp kín hoặc lồng bàn.

- Tránh chơi hoặc tiếp xúc với các vùng nước không sạch, đặc biệt ở những vùng ngập nước sau mưa. Điều này là do nó có thể bị nhiễm nước tiểu động vật có thể chứa mầm bệnh Leptospirosis. 


Gợi ý những sản phẩm cần chuẩn bị sẵn sàng để phòng chống các chứng bệnh mùa lạnh, mùa mưa 


1. Thuốc tiêu chảy, đau bụng 


Chuẩn bị sẵn sàng thuốc tiêu chảy, đau bụng tại nhà là rất cần thiết. Bởi đau bụng, tiêu chảy thường xảy ra đột ngột và gây ra cảm giác đau đớn, bồn chồn và rất khó chịu. Chuẩn bị sẵn thuốc ở nhà giúp xử lý kịp thời, nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng nên chuẩn bị nước và điện giải để bù nước cho cơ thể do tiêu chảy. 


2. Dầu cù là, dầu gió


Dầu cù là và dầu gió là những sản phẩm thảo dược nên có trong mỗi gia đình ở Việt Nam. Bên cạnh khả năng làm ấm cơ thể nhanh chóng, dầu cù là và dầu gió còn giúp phòng chống, điều trị các bệnh thường liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, ho, sổ mũi, nhức đầu. Nhất là những gia đình có trẻ nhỏ và người già lại càng nên có dầu gió, dầu cù là. Bởi đây chính là hai đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ bị lạnh và dễ bị nhiễm, lây các bệnh đường hô hấp. 






3. Ống hít thông mũi 


Ống hít thông mũi là dụng cụ chứa các thành phần có tính ấm như dầu khuynh diệp, dầu bạc hà, long não… Các tinh dầu này khi bay hơi sẽ kích thích các thụ thể ở mũi, làm giảm phù nề và thông mũi. Chính vì nguyên lý đó mà ống hít thông mũi được dùng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, nghẹt mũi, khó thở, sổ mũi… và còn có thể ngăn ngừa viêm xoang. Lưu ý, các sản phẩm ống hít thông mũi không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. 







Đừng quên chăm sóc sức khỏe của bạn và luôn luôn kiểm tra cơ thể của bạn nhất là trong thời điểm nhạy cảm như mùa mưa. Trên đây Bách Hóa Thái đã chia sẻ một số cách để tăng cường miễn dịch của cơ thể và tránh mắc bệnh trong mùa mưa. Trong trường hợp bị bệnh và có những diễn biến kéo dài, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đừng để nó trở thành mãn tính vì nó có thể là mối nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta.


Động viên tác giả nếu bài viết hữu ích nhé!
Chat với chúng tôi