Giảm hẳn mồ hôi cơ thể nếu bạn biết mẹo này!
Việc chúng ta đổ mồ hôi nhiều có thể không chỉ là cơ thể nóng mà có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. Nó là hiện tượng xảy ra thường xuyên và gắn liền với cơ thể, tuy vậy không được xem nhẹ mà phải luôn quan sát dấu hiệu cơ thể này để phát hiện ra những bất thường một cách kịp thời. Trong trường hợp đổ mồ hôi nhiều ở mặt hoặc tay, chân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để có những giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, đối với những người lo lắng về sự bất thường đổ mồ hôi của mình, bài viết này sẽ hướng dẫn cách kiểm tra sơ lược các triệu chứng. Hãy cùng nhau tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều và cách điều trị sao cho phù hợp nhất.
Nguyên nhân nào gây đổ mồ hôi nhiều?
Nguyên nhân đổ mồ hôi nhiều của người bình thường khoẻ mạnh là do vận động nhiều và thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra, dựa trên các yếu tố khác, các triệu chứng gây đổ mồ hôi có thể được chia thành hai nhóm:
- Nhóm nguyên nhân chưa rõ ràng (tăng tiết mồ hôi nguyên phát)
Nhóm triệu chứng này hoặc đổ mồ hôi quá nhiều mà không phải do bị kích thích hoặc không rõ nguyên nhân chính xác và không có triệu chứng nào khác đi kèm. Đây là một tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính và độ tuổi nào, gây ra những khó khăn nhất định trong cuộc sống.
- Nhóm do bất thường về thể chất (hyperhidrosis thứ phát)
Một người đổ mồ hôi đầm đìa do thể chất bất thường có thể biểu hiện như việc đổ mồ hôi khắp người và ra mồ hôi đầm đìa ngay cả khi đang ngủ. Điều này có thể được xảy ra bởi tác dụng phụ của các bệnh khác của cơ thể gây ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi.
Nhận biết các triệu chứng đổ mồ hôi quá nhiều
- Nhóm nguyên nhân chưa rõ (tăng tiết mồ hôi nguyên phát)
- Ra nhiều mồ hôi ở vùng như: nách, đầu, mặt, tay, chân,…
- Lượng mồ hôi bằng nhau trên các bộ phận khác nhau của cơ thể ở cả bên trái và bên phải trong ít nhất 6 tháng
- Ra mồ hôi vào ban ngày, nhưng không đổ mồ hôi khi ngủ
- Nhóm do bất thường về thể chất (hyperhidrosis thứ phát)
- Đi kèm với các biểu hiện như nhức đầu, sốt.
- Buồn nôn, sút cân
- Khó thở, nhịp tim nhanh, đau ngực hoặc áp lực
- Trầm cảm và trốn tránh xã hội
Đổ mồ hôi nhiều bất thường là dấu hiệu của bệnh gì?
Đối với chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một tình trạng nghiêm trọng. Hay đó cũng có thể là một tác dụng phụ của những bệnh sau đây:
- Béo phì
- Thời kỳ mãn kinh: Những người trải qua thời kỳ mãn kinh thường có những cơn bốc hỏa gây đổ nhiều mồ hôi một cách bất thường
- Rối loạn nội tiết
- Bệnh tiểu đường
- Hạ đường huyết
- Một số bệnh truyền nhiễm
- Thiếu máu cục bộ
- Một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư hạch
- Tắc nghẽn mạch máu não
- Bệnh phổi
- Bệnh liên quan đến tuyến thượng thận
- Nhiễm độc tuyến giáp
Làm thế nào để bạn ngăn việc đổ mồ hôi quá nhiều?
1. Sử dụng các sản phẩm ngăn tiết mồ hôi
Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều và lo lắng về mùi cơ thể, hãy cân nhắc sử dụng chất khử mùi có chứa chất chống mồ hôi như Nhôm Clorua. Do hoạt động của chất này, nó hòa tan trên bề mặt da và trở nên giống như gel, bao phủ các tuyến mồ hôi. Do đó cũng sẽ giúp giảm tiết mồ hôi. Thông thường nó cũng có một mùi hương tươi mát, giúp tăng cường sự tự tin của bạn trong suốt cả ngày. Có thể nói nó có tác dụng giảm tiết mồ hôi cũng như khử mùi rất hiệu quả. Đây thật sử là một sản phẩm mà mọi người nên cân nhắc sử dụng bởi công dụng tuyệt vời của nó.
2. Thoa các chất chống mồ hôi
Thuốc bôi ngoài da có chứa Nhôm Clorid - một chất gây kết tủa protein trong da. Sau đó, nó thâm nhập vào lỗ chân lông của tuyến mồ hôi, ở đó cho đến khi lỗ chân lông bị tắc tạm thời và chặn mồ hôi tiết ra. Vì vậy, nó chắc chắn giúp giảm mồ hôi trên bề mặt da. Có thể sử dụng sản phẩm này để thoa trên chân tóc, nách, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuy nhiên, điều này có thể gây tắc tuyến mồ hôi và ức chế khả năng tự nhiên của cơ thể để tiết ra mồ hôi, gây ra sự cản trở của quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề khác nhau như vi khuẩn, viêm nhiễm da. Chính vì vậy cần cân nhắc và lựa chọn sản phẩm kỹ càng trước khi sử dụng chúng.
Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn sử dụng xà phòng, sữa tắm không chứa chất cồn và các sản phẩm có thành phần tự nhiên khác để giữ cho da khô ráo và sạch sẽ. Ngoài ra lựa chọn một số loại chất chống mồ hôi tự nhiên, chẳng hạn như kem chống mồ hôi tự nhiên chứa baking soda, tinh chất trà xanh hoặc tinh dầu cây chè, có thể giúp kiểm soát mồ hôi một cách hiệu quả với các tinh chất phù hợp hơn với các bạn có da nhạy cảm, hoặc tin tưởng sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên.
3. Lựa chọn mặc quần áo thoáng khí
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng tăng tiết mồ hôi là mặc quần áo quá dày hoặc quá chật. Ngoài ra chất liệu vải nóng cũng không tốt cho làn da của bạn. Hãy lưu ý tắm hàng ngày và thay quần áo thường xuyên để giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái sạch sẽ và khô ráo. Thay bằng quần áo làm từ sợi tự nhiên nhẹ, mềm khi chạm vào và thoáng khí, chẳng hạn như "vải cotton" để giúp bạn thoát mồ hôi tốt hơn.
4. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Tránh đồ uống nóng, rượu và thức ăn cay. Các bạn có vấn đề về đổ mồ hôi quá nhiều nên tránh đồ uống nóng. Điển hình là trà, cà phê, rượu và thức ăn cay. Đó là do những thực phẩm này có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi bài tiết do đó mà đổ nhiều mồ hôi hơn. Lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất không chỉ tốt cho tuyến mồ hôi, mà còn cho sức khỏe của chúng ta.
5. Tiêm botox giảm tiết mồ hôi
Tiêm botox để giảm tiết mồ hôi là một phương pháp điều trị chứng tăng tiết mồ hôi ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Bác sĩ tiêm botox hoặc botulinum A, được sử dụng để kiểm soát hệ thần kinh gây đổ mồ hôi. Chất này sẽ bắt đầu hoạt động trong vòng 2 - 4 tuần sau khi được tiêm vào cơ thể. Tuy nhiên trước khi quyết định thực hiện phương pháp này, cần có sự tư vấn của các chuyên gia cũng như xem xét các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Vấn đề đổ mồ hôi quá nhiều có vẻ bình thường và bị nhiều người bỏ qua. Nhưng thật ra đó là một biểu hiện cần được chú ý của cơ thể. Vì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm và cần phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Ngoài ra, đổ mồ hôi quá nhiều làm tăng nguy cơ tích tụ mồ hôi, có thể dẫn đến tắc nghẽn và nổi mụn cũng như các bệnh về da khác. Nếu bạn đột nhiên đổ mồ hôi quá nhiều, điều tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc cơ thể tốt hơn. Và nếu các biểu hiện vẫn tiếp diễn, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để có thể giải quyết các vấn đề tốt nhất. Khắc phục được việc đổ mồ hôi quá nhiều, bạn sẽ trở nên tự tin hơn với cơ thể luôn khỏe mạnh và tươi mới.
Như vậy, thông qua bài viết này, Bách hóa Thái đã chỉ ra một vài nguyên nhân có thể gây nên tiết mồ hôi và các chứng bệnh có thể xảy ra khi bị tiết mồ hôi quá nhiều. Hãy cân nhắc sử dụng một vài sản phẩm hỗ trợ nếu cơ thể bạn không tiết quá nhiều mồ hôi và nên thăm khám nếu cơ thể đột nhiên tiết nhiều mồ hôi bất thường.